Monday, December 17, 2012

Tìm hiểu thẩm mỹ tầng sinh môn



Sau vài lần sinh nở, nhiều phụ nữ thấy cửa mình rộng ra, khiến mất cảm giác khi “gần gũi” chồng. Bản thân người chồng cũng kém hứng thú vì khi ở những phút cao trào, họ thấy mình như “đi vào khoảng trống”. Các chuyên gia của phòng khám 59 Khương Trung khuyên bạn: May thẩm mỹ tầng sinh môn sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Tầng sinh môn còn gọi là đáy chậu, bao gồm tất cả các phần mềm cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu. Tầng sinh môn có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu là bàng quang, tử cung, âm đạo và trực tràng. Khi sinh, tầng sinh môn phải giãn nở để thai nhi ra ngoài. Khi sổ thai, nếu tầng sinh môn không giãn tốt sẽ dễ bị rách, tổn thương, dẫn đến bị nhão.

 Phẫu thuật thẩm mỹ tầng sinh môn. Ảnh minh họa.

May thẩm mỹ tầng sinh môn hay việc chỉnh hình âm hộ - âm đạo là một thủ thuật tiểu phẫu, được thực hiện ở những người phụ nữ đã sinh con nhằm mục đích hỗ trợ, giữ gìn hạnh phúc gia đình ( khi sự co thắt ở lỗ âm đạo không còn hoạt động tốt sau các lần sinh) và giảm thiểu việc viêm nhiễm âm đạo, sa sinh dục.

Thực hiện: Sau khi gây mê hay tê sẽ tiến hành việc nối những cơ vòng của ống âm đạo, làm chặt và nhỏ lại, cắt bỏ những phần da, thịt dư thừa của âm đạo, kiến tạo lại cơ vòng của cửa mình. Thủ thuật này làm cho khẩu kính của ống âm đạo và cửa mình thu nhỏ lại, chặt hơn, và có thể làm cho người phụ nữ dễ kiểm soát các cơn co thắt âm đạo hơn trước khi giải phẫu. Thời gian cho một cuộc phẫu thuật thường kéo dài khoảng 2 giờ. Âm đạo lành rất nhanh, thường từ 6 tuần đến 3 tháng là hoàn toàn bình phục.

Thường sau sinh khoảng 3 tháng trở lên, phần âm hộ - âm đạo co hồi trở lại bình thường, thì việc chỉnh hình âm hộ - âm đạo mới đạt được kết quả như mong muốn. Nếu khâu ngay sau sinh, thường chủ yếu là phục hồi lại cấu trúc giải phẫu của tầng sinh môn, còn kết quả thẩm mỹ - làm hẹp lại thường chỉ tương đối vì các phần phụ còn sưng nề nhiều trong quá trình chuyển dạ, nên bác sĩ khó xác định cần phải cắt bỏ và khâu lại bao nhiêu là vừa. Mặt khác, khi đó bác sĩ lại không có nhiều thời gian để làm tỉ mỉ vì cần phải khâu nhanh chóng để cho sản phụ được nghỉ ngơi.

May thẩm mỹ tầng sinh môn tốt nhất là khi vừa sạch kinh. May thẩm mỹ tầng sinh môn không ảnh hưởng gì đến việc có thai và sinh đẻ. Tuy nhiên, nếu đã may thẩm mỹ thì khi sinh lần sau sẽ phải cắt tầng sinh môn như là sinh con so. Vì thế, nên may thẩm mỹ khi bạn đã quyết định không sinh nữa.

Khi may thẩm mỹ phải kiêng quan hệ vợ chồng trong một tháng. Sau đó, người phụ nữ có thể sinh hoạt tình dục hoàn toàn bình thường với cảm giác giống như khi chưa sinh con.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin hoặc có nhu cầu tư vấn sức khỏe sinh sản, bệnh phụ khoa, nam khoa... hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng: 0438 288 288 để nói chuyện trực tiếp với chuyên gia phòng khám Khương Trung. Bạn cũng có thể đăng ký hẹn khám qua mạng để nhận được nhiều ưu đãi.

Phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn



Phẫu thuật thẩm mỹ bên ngoài tầng sinh môn là phẫu thuật thu nhỏ môi lớn, môi bé, cắt bỏ phần da thừa và làm căng mọng da và niêm mạc… tầng sinh môn bên ngoài.

Tại sao "vùng kín" cần phải làm đẹp?

Theo thời gian, tất cả các cơ quan của con người đều lão hóa. Khuôn mặt của người phụ nữ 40 tuổi khác hẳn so với người 30 tuổi và lại càng khác so với những cô gái 18 đôi mươi. Da của phụ nữ cũng thay đổi theo thời gian, bị lão hóa, mất đi tính đàn hồi, tính săn chắc vốn có của thời thiếu nữ đã qua.

 Phẫu thuật thẩm mỹ tầng sinh môn đem lại "cảm giác ban đầu". Ảnh minh họa.

"Vùng kín" cũng không phải là một ngoại lệ. Ngoài bị ảnh hưởng của thời gian, vùng kín còn bị ảnh hưởng bởi quá trình sinh nở và hoạt động tình dục. Các bộ phận của vùng kín trở nên giãn rộng ra, nhăn nheo, mất tính đàn hồi. Các môi lớn và môi nhỏ của vùng kín trở nên phì đại, nhăn nheo. Một số trường hợp nặng có thể gây khó khăn trong qúa trình quan hệ: quan hệ bị đau gây lãnh cảm, mất hứng thú trong quan hệ tình dục...Âm đạo trở nên dãn rộng ra, ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục, nhất là ở người chồng.

Do quá trình sinh đẻ, âm đạo bị rách không được khâu hoặc khâu lại không đúng làm cho quá trình liền sẹo xấu, dẫn đến sẹo lồi, sẹo quá phát, hoặc sẹo giãn.

Để mang hạnh phúc trở lại cho người phụ nữ và khắc phục những thiệt thòi của họ trong cuộc sống. Khoa học thẩm mỹ đã thành công khi sáng tạo ra phương pháp phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ tầng sinh môn. 

Trường hợp nào nên phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ bên ngoài tầng sinh môn:

- Kích thước môi lớn, môi bé quá dài, nhăn nheo.

- Phì đại môi lớn, môi bé.

- Sẹo lồi, sẹo xấu sau khi mổ đẻ.

- Ống âm đạo rộng do chửa đẻ nhiều lần, liên tiếp.

- Ống âm đạo rộng bẩm sinh ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng.

- Sai lệch cấu trúc do phục hồi sau chửa đẻ, phẫu thuật vùng tầng sinh môn, sa tử cung.

-Tổn thương âm đạo do chấn thương, tai nạn…

Không nên áp dụng phương pháp phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn với các trường hợp sau:

- Phụ nữ mang thai

- Đang trong kỳ kinh nguyệt

- Bị nhiễm khuẩn, nấm bộ phận sinh dục

- Mắc các bệnh mãn tính: lao, đái tháo đường, bệnh tim mạch.

- Bất thường về tâm lý.

Phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn được thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật thu nhỏ tầng sinh môn là một phẫu thuật khá phức tạp đỏi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải có kinh nghiệm, hiểu biết về giải phẫu thẩm mỹ vùng âm đạo, do đó để kết quả được tốt nhất khi bạn được trực tiếp bác sĩ sản khoa hay bác sĩ thẩm mỹ tiến hành, nhưng tốt nhất vẫn là bác sĩ thẩm mỹ, vì vấn đề này rất quan trọng ở tính thẩm mỹ.

Mặc dù đây là vùng nhạy cảm, dễ gây đau nhưng thủ thuật này chỉ cần gây tê tại chỗ. Bạn chỉ đau một chút khi gây tê, sau đó bạn hoàn toàn cảm thấy thoải mái trong khi bác sĩ phẫu thuật. Việc gây mê là không cần thiết.

Thời gian thực hiện phẫu thuật kéo dài 30- 60 phút, tùy thuộc vào mức độ giãn, rộng âm đạo. Sau phẫu thuật 10- 15 phút bạn có thể ra về, đi lại sinh hoạt bình thường mà không phải mất thời gian cho việc nghỉ dưỡng.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại: 0438 288 288 để nói chuyện trực tiếp với chuyên gia phòng khám 59 Khương Trung. Bạn cũng có thể hẹn đăng ký khám qua mạng để nhận được nhiều ưu đãi.

Mục đích và thời điểm tiến hành may tầng sinh môn



May tầng sinh môn là thủ thuật áp dụng cho những sản phụ bị tổn thương phần này sau khi sinh con ngả âm đạo (sinh thường). Ngoài ra, theo các bác sĩ của phòng khám 59 Khương Trung, có không ít phụ nữ quyết định may tầng sinh môn vì không đạt được sự hài lòng trong quan hệ tình dục.

Bên cạnh đó còn có những phụ nữ cần khắc phục lại tổn thương của tầng sinh môn sau tai biến của cuộc sống, bác sĩ gọi đây là phương pháp phòng ngừa tình trạng sa dạ con ở người bệnh.

Mục đích của việc may tầng sinh môn

Theo các bác sĩ sản khoa, ở người phụ nữ, tầng sinh môn có nhiệm vụ nâng đỡ các cơ quan trong tiểu khung như bàng quang, tử cung, âm đạo và trực tràng. Khi sanh, tầng sinh môn phải giãn mỏng và mở ra để các phần của thai nhi lần lượt thoát ra ngoài. Trong giai đoạn sổ thai, nếu tầng sinh môn không giãn tốt sẽ dễ bị rách và có thể tổn thương đến nút thớ trung tâm đáy chậu.

 Phẫu thuật may tầng sinh môn. Ảnh minh họa.

Tầng sinh môn hay đáy chậu có dạng hình trám, giới hạn ở phía trước là bờ dưới xương vệ, hai bên là hai ụ ngồi và phía sau là đỉnh xương cụt. Tầng sinh môn gồm tất cả các phần mềm cân, cơ, dây chằng bịt lỗ dưới khung chậu.

Tầng sinh môn gồm có 3 tầng: tầng nông, tầng giữa và tầng sâu. Mỗi tầng gồm có cơ và được bao bởi một lớp cân riêng. Tất cả những trường hợp rách tầng sinh môn sau sanh, ngoại trừ những vết rách tầng sinh môn cạn, đều có thể kèm theo những tổn thương khác nhau ở phần dưới âm đạo.

Trong khi đẻ âm hộ và tầng sinh môn có thể bị rách, nếu rách rộng có thể lan đến hậu môn. Ðể tránh những thương tổn đó, Thông thường, các y bác sĩ sẽ chủ động cắt trước một ít để tránh tình trạng tầng sinh môn căng ra sẽ dễ bị rách lung tung và bung ra một cách bị động. Khi chủ động cắt vết cắt sẽ thẳng và đều, sau đó khâu lại thì kết quả sẽ tốt hơn, thai sổ cũng dễ dàng hơn, đỡ sang chấn cho đầu thai nhi.

Ở những phụ nữ trải qua nhiều lần sinh nở thì có âm đạo, sàn chậu và tầng sinh môn giãn. Lúc này, mục đích của may tầng sinh môn là tránh cho người bệnh bị sa tử cung, sa sinh dục. Vì những lý do trên, may tầng sinh môn được xem là một thủ thuật tiểu phẫu khá quen thuộc với những phụ nữ đã có con.

Bên cạnh đó còn có những phụ nữ cần khắc phục lại tổn thương của tầng sinh môn sau tai biến của cuộc sống. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình phục hồi tổn thương không tốt nên bắt buộc phải sửa và may lại. Ở một số người bệnh, thường gọi đây là may thẩm mỹ tầng sinh môn cho đẹp. Tuy nhiên, giới chuyên môn gọi trường hợp này là may để phòng ngừa tình trạng sa dạ con ở người bệnh.

Nhu cầu may tầng sinh môn không chỉ có phụ nữ đã kết hôn mà còn có ở phụ nữ độc thân, chưa từng sinh con nhưng bị giãn nở âm đạo. Họ là những người vốn có các mô nâng đỡ bị yếu dần, do trải qua tình trạng căng mô quá mức bình thường vì hậu quả của chứng ho kéo dài kinh niên, hoặc trải qua tình trạng tăng áp lực ở vùng bụng do béo phì.

Thời gian tiến hành tốt nhất

Thông thường, tầng sinh môn thường được may lại ngay sau giai đoạn sổ nhau. Trong y khoa thường gọi là giai đoạn 3, tầng sinh môn lúc này đã bị giãn nở, chảy máu và có sự chèn ép của thần kinh. Vì vậy, nếu may liền ngay lúc ấy sẽ giúp sản phụ đỡ đau đớn hơn mà còn tránh được tình trạng chảy máu.

Ngoài thời điểm được áp dụng cho sản phụ sau khi sinh thì thời điểm tốt nhất cho những đối tượng khác là sau 3-5 ngày đã sạch kinh nguyệt. Các mũi khâu đúng trình tự và qui tắc sẽ nhanh chóng giúp người bệnh phục hồi sức khỏe và vết thương cũng mau lành hơn. Không nên may tầng sinh môn trước chu kì kinh nguyệt vì dễ làm vết thương bị nhiễm trùng nếu ngày kinh xuất hiện khi vết thương chưa lành tốt.

Riêng những trường hợp khác thì nên may tầng sinh môn thẩm mỹ khi thật sự cần thiết vì mỗi lần may, các bác sĩ phải cắt lọc bớt mô… để việc may không bị chồng chéo, so le… Vì vậy, nếu sanh lần sau cũng phải cắt ra và may lại. Quá trình này có thể để lại sẹo gây tổn thương và co giãn lại của tầng sinh môn. Vì vậy, phụ nữ có ý định may thẩm mỹ tầng sinh môn chỉ nên chọn phương pháp này khi quyết định không sanh nữa.

Những điều cần biết khi quyết định thực hiện thủ thuật

Thủ thuật may tầng sinh môn không ảnh hưởng đến việc thụ thai và có con của phụ nữ.

Ngoài  ưu điểm mang lại cảm giác “ban đầu” trong việc quan hệ tình dục hoặc tạo sự tự tin cho người phụ nữ thì nó cũng có những khuyết điểm như nhiễm trùng hay xuất huyết. Dù tỉ lệ chỉ chiếm dưới 1% nhưng các chuyên gia y tế luôn đề cập đến để phụ nữ hiểu đúng và đủ trước khi quyết định "làm đẹp" tầng sinh môn của mình. Hiện nay, hầu hết tại các bệnh viện phụ sản và nhiều thẫm mỹ viện đều có dịch vụ này. Thông thường, luôn có sự chênh lệch giá giữa lần may thứ nhất với lần may thứ hai.

Sau khi may, nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng theo lời dặn của bác sĩ.

Vệ sinh vùng dưới theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi may phải làm thuốc 3 lần bằng thuốc sát trùng, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần trong ngày.

Đường tiểu và hậu môn là những nơi dễ gây ra sự nhiễm trùng cho vết thương. Người bệnh cần giữ vệ sinh hai vị trí này.

Sau khi may, người bệnh nên tập đi tiểu, ngồi dậy đi lại. Thông thường, nếu lớp da tốt và được may bằng chỉ không tiêu thì sau 5 ngày sẽ được cắt chỉ.

Dù tầng sinh môn được may đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt nhưng cũng nên tránh sự cọ sát vì dễ gây trầy xước và bung vết thương. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng, thời gian tốt nhất để có thể quan hệ trở lại sau khi may tầng sinh môn là 2 tháng.

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại : 0438 288 288 hoặc chát trực tuyến với các chuyên gia phòng khám Khương Trung để được tư vấn miễn phí. Bạn cũng có thể đăng ký hẹn khám qua mạng để nhận được nhiều ưu đãi.

Rối loạn nội tiết cảnh báo nguy cơ vô sinh



Cấu tạo cơ thể con người rất hoàn chỉnh với 2 hệ thống điều khiển sự hoạt động và phát triển của mình, đó là hệ thần kinh và hệ nội tiết. Theo các chuyên gia của phòng khám 59 Khương Trung: Hệ nội tiết bao gồm các tuyến sản xuất ra các chất nội tiết khác nhau. Việc tăng hay giảm hoạt động của một tuyến nào đó đều sinh ra bệnh, gọi là bệnh của tuyến nội tiết.
Những dấu hiệu cảnh báo rối loạn nội tiết:
- Bệnh phụ khoa: Kỳ kinh bất thường, lượng kinh nguyệt bất thường, đau bụng nhiều...

 Rối loạn kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Ảnh minh họa.

- Ngực: Ngực sưng đau, tuyến sữa tăng sinh...
- Tính khí nóng nảy: Phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh thường xuất hiện các triệu chứng như tính khí trở nên nóng nảy, tâm trạng thay đổi thất thường, hay ra mồ hôi....
- Vô sinh: Lấy chồng nhiều năm, sinh hoạt đều đặn nhưng không mang thai do vỏ não điều tiết không tương ứng với nội bài tiết; hoặc là do màng nội tử cung bị tổn thương, phản ứng của hoóc-môn nữ giới không nhạy cảm, tính phản xạ ảnh hưởng đến điều tiết của nội bài tiết, giảm thấp cơ hội thụ thai thành công.
- Thay đổi trên da: Sắc mặt tối, trên da xuất hiện các mảng sắc tố...
- Béo phì: Chế độ ăn uống bình thường nhưng người lại lên cân gây ra béo phì.
- Tóc mỏng, rụng, bạc sớm: Tóc thưa, dễ rụng, bạc sớm hơn so với tuổi
- Rậm lông: Nội tiết tố nam ở nữ giới bài tiết quá nhiều gây ra triệu chứng mọc nhiều lông ở nữ giới.
- Móng tay, chân: Dễ gãy...
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng: 0438 288 288 hoặc chát trực tuyến với chuyên gia phòng khám Khương Trung để được tư vấn miễn phí.

Popular Posts